Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Những món nên cho trẻ ăn trong bữa sáng

1. Sữa tươi hoặc sữa công thức: Cần luôn được duy trì vì sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ chỉ uống một ly sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường của trẻ, cần cho trẻ ăn thêm các món ăn khác kèm theo để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, sữa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho trẻ. Trẻ ở giai đoạn ăn dặm, ngoài bữa ăn dặm buổi sáng, người mẹ vẫn cần cho trẻ bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau đó để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi của trẻ.

2. Yến mạch: Yến mạch không chỉ giúp trẻ thông minh mà còn rất tốt trong việc giảm cholestorel trong máu, tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ mất khoảng 15 phút để nấu yến mạch cán mỏng mỗi sáng là mẹ đã có một bát cháo yến mạch hoặc yến mạch trộn sữa công thức (sữa tươi) ngon lành cho bữa ăn sáng của trẻ. Người mẹ khi chế biến yến mạch cho trẻ cần chú ý không nên sử dụng loại yến mạch ăn liền cho trẻ dưới 1 năm tuổi vì loại này có chứa rất nhiều đường.

3. Trứng: Trứng có chứa nguồn protein và vitamin D dồi dào, là thực phẩm lý tưởng cho ngày mới tràn đầy năng lượng. Trẻ sơ sinh thường dễ bị dị ứng với lòng trắng trứng, nhưng lòng đỏ lại rất an toàn và là món ăn rất tốt cho bữa sáng. Luộc kỹ trứng, tách riêng lấy phần lòng đỏ, nghiền nát cho trẻ ăn hoặc trộn cùng với cháo. Người mẹ nên lưu ý, chỉ nấu hoặc kết hợp trứng cho trẻ ăn cùng với những món ăn quen thuộc để dễ dàng xác định được nguyên nhân xảy ra phản ứng dị ứng từ đâu.

4. Sữa chua: Một ly sữa chua trộn trái cây mà trẻ yêu thích vào buổi sáng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho trẻ một nguồn dinh dưỡng và năng lượng dồi dào. Tuy nhiên, do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ, người mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua xong nên cho trẻ uống thêm vài muỗng nước lọc tráng miệng. Trong thành phần sữa chua, các chất đạm, chất béo có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactose đã được lên men nên dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý không nên cho trẻ ăn sáng bằng việc tận dụng thức ăn thừa từ tối hôm trước để nấu mì, phở hay cháo, chiên cơm cho trẻ ăn sáng để tiết kiệm thời gian và thực phẩm là thói quen của nhiều người mẹ, đây chính là một sai lầm lớn. Sau khi thức ăn thừa để qua đêm, rau sẽ có thể sản sinh ra nitric (một chất gây ung thư), ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe con người. Thịt để qua đêm cũng sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, thực phẩm mì ăn liền, hay đồ ăn nhanh “kiểu Tây”… đều không nên cho trẻ dùng trong bữa sáng. Những món ăn này tuy chế biến nhanh chóng, nóng, trẻ rất thích ăn nhưng hàm lượng calorie lại rất thấp và hoàn toàn bị mất cân đối về các chất dinh dưỡng cần thiết, vì khẩu phần của chúng thường thiếu các vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất dinh dưỡng khác.

BS Đinh Thạc

(Theo Gia đình & Xã hội)

`Làm hại` con vì… đồ chơi

Cho trẻ chơi bất kỳ thứ gì, mua cho trẻ con cả thùng đồ chơi, mua bất kỳ món đồ chơi nào trẻ đòi, mua vì thấy “bắt mắt”... là tâm lý chung của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Và khi trẻ tự “mày mò” trong mớ hỗn độn đồ chơi ấy, những tai nạn đáng sợ đã xảy ra...

Hóc... đồ chơi - tai nạn đáng sợ

Liên tiếp trong thời gian qua, những ca hóc dị vật, tai nạn thương tích vì đồ chơi phải nhập viện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc làm cha mẹ. Mới đây nhất, vào đầu tháng 4, BV. Nhi Đồng 2 TP.HCM đã tiếp nhận bé Nguyễn Duy K., 3 tuổi, nhà ở Biên Hòa, Đồng Nai, nhập viện vì ho, khò khè kéo dài cả tháng mà điều trị không khỏi. Khai thác bệnh sử từ mẹ bé thì được biết, 1 tháng trước đó, trong lúc đang chơi với cây kèn nhựa, bé đột ngột bị ho sặc sụa, nước mắt nước mũi giàn dụa, cây kèn bé chơi đã bị mất một mẩu nhỏ ở đầu kèn. Dựa vào thông tin này, các bác sĩ đã nghi ngờ bé K. bị dị vật lọt đường thở dù phim X-quang chụp hình phổi không thấy gì đặc biệt. Tuy nhiên, khi khám phổi cho bé, các bác sĩ đã nghe được một âm thanh rất đặc biệt như tiếng “te te” như tiếng của không khí khi thổi qua một ống hẹp và rỗng. Một tuần theo dõi bé K. tại BV, sau khi đã điều trị kháng sinh và kháng viêm tích cực, các BS tại đây đã quyết định nội soi phế quản cho bé để kiểm tra dị vật và gắp ra nếu có. Kết quả, các bác sĩ đã lôi ra khỏi đường thở của bé một mẩu nhựa trắng hình ống dính rất nhiều đàm nhớt. Đây đúng là bộ phận thường được gắn ở phía trong đầu kèn nhằm tạo âm thanh khi thổi. Vài ngày sau, bé K. khỏe hẳn và xuất viện.

Cũng nhập bệnh viện nhi trong tình trạng ho, quấy khóc, liên tục đưa tay móc vào miệng, bé L.V.A, 2 tuổi, ngụ TP.HCM, được BS của BV. Tai Mũi Họng xác định có dị vật là búi tơ như lông tóc vướng trong đường thở. Tiến hành nội soi gắp dị vật, một búi nhỏ, xốp bằng hạt ngô do sợi những sợi lông bằng nilon kết thành. Theo lời kể của mẹ bé, bé A có “thói quen” dứt, gặm lông của mấy con thú nhồi bông chị mua để bé chơi và chèn bé khi ngủ. Trường hợp khác, cha mẹ bé Q., 3 tuổi (ngụ tại Tân An - Long An), đã phải một phen chết điếng khi phải đưa con nhập BV. Nhi Đồng 1 vì lỡ “quăng” mấy đồng tiền xu (được thối lại khi đi siêu thị) cho con chơi. Hậu quả là bé Q. nghịch bỏ tiền vào miệng và đồng xu “lạc chỗ” vào thực quản. Cũng may, do được phát hiện kịp thời, bé được đưa ngay vào BV cấp cứu và được nội soi gắp dị vật ra.

Không may mắn như các trường hợp trên, đã có trẻ bị tử vong do biến chứng của hóc dị vật từ đồ chơi. Thủ phạm gây ra cái chết thương tâm cho bé trai N.T.Đ. (2 tuổi, ngụ tại TP.HCM) chỉ là chiếc đinh vít bé xíu rơi ra từ đồ chơi có chiều dài 5mm và dày 6mm. Trước nhập viện ít ngày, khi chơi trong nhà, bé Đ. có biểu hiện ho sặc sụa. Dù người nhà phát hiện nhưng không chú ý vì cho rằng bé chỉ bị ho bình thường. Những ngày sau đó, bé có biểu hiện khó thở và mệt mỏi. Trong một lần ăn cháo, cháu bị ho sặc dẫn đến tím tái. Gia đình chuyển bé đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tim ngưng thở, ngay lập tức bé được đặt nội khí quản trợ thở, tiến hành hồi sức tích cực. Tiến hành chụp X-quang, bác sĩ nhận thấy phế quản bên trái của bệnh nhi có chiếc đinh vít nhỏ nằm chắn ngang khiến phổi gần như bị xẹp hoàn toàn. Thời gian từ khi bé bị ho sặc lần cuối đến lúc nhập viện khá lâu nên bệnh nhi bị thiếu oxy nghiêm trọng dẫn đến chết não. Dù các bác sĩ đã tận tâm cứu chữa nhưng một ngày sau khi nhập viện cháu bé đã không qua khỏi.

Cẩn trọng lựa chọn đồ chơi cho trẻ

Những đồ chơi có nhiều chi tiết nhỏ, lại dễ bể, vỡ, tháo lắp... là nguyên nhân phổ biến của rất nhiều ca hóc dị vật ở bệnh nhi. Ngoài việc có thể hóc dị vật, trẻ cũng có thể nhiễm độc từ một số đồ chơi trôi nổi có chứa chì, các hóa chất độc hại từ chất liệu nhựa, nước sơn. Chúng sẽ đặc biệt nguy hiểm với những em bé có thói quen ngậm đồ chơi. “Tiêu biểu” cho loại này là những đồ chơi chứa pin, các loại bóng bay nhuộm phẩm màu, đồ nhựa tái chế. Tại BV. Nhi Đồng 2 đã cấp cứu nhiều ca nuốt pin gây ngạt đường thở; tổn thương đường tiêu hóa. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên thị trường hiện có khá nhiều loại đồ chơi sử dụng pin và hầu như rất dễ tháo rời, rơi pin khi va đập hay trẻ tò mò cậy ra và... bỏ vô miệng. Thường gặp nhất là ở các loại pin tiểu nhỏ, pin nút. Trong khi đó, pin lại chứa rất nhiều chì, chất acid, nếu trẻ bị hóc lâu và pin phân hủy thì sẽ rất nguy hiểm.

Theo ThS.BS. Bùi Nguyễn Đoan Thư - Khoa Hô hấp chuyên sâu BV. Nhi Đồng 2, đối với trẻ nhỏ, đồ chơi nhiều màu sắc là một yếu tố thu hút các bé ngậm đồ chơi hoặc bỏ đồ chơi vào miệng. Trong khi trẻ nhỏ kể từ thời điểm mọc răng thường cắn, gặm đồ chơi. Do đó, cần hết sức cẩn thận và các bậc cha mẹ nên cố gắng cùng chơi chung với trẻ để vừa hướng dẫ trẻ chơi, vừa phòng ngừa các tai nạn. Để phòng tránh hiểm họa từ đồ chơi, các BS khuyên tốt nhất phụ huynh nên chọn cho trẻ đồ chơi có nguồn gốc rõ ràng, nguyên liệu dùng làm đồ chơi không gây độc hại, hình dạng không góc cạnh và không nên có những bộ phận tách rời khiến bé dễ nuốt vào và bị hóc sặc, đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh, cấu tạo chắc chắn, an toàn, dễ rửa sạch; đồ chơi có ghi chú lứa tuổi phù hợp, không cho trẻ chơi với những dụng cụ sinh hoạt gia đình có nhiều chi tiết nhỏ; riêng đồ chơi dùng pin thì nên chọn loại có hộc pin được gắn chặt. Song song đó, cần chú ý hơn tới sức khỏe con em mình, không nên chủ quan khi thấy con trẻ bị ho sặc và nên biết cách xử lý khi trẻ hóc dị vật và đưa trẻ tới cơ sở y tế kịp thời để được xử lý và điều trị.

TU N NGUYỄN

Chọn đồ chơi thông minh và an toàn theo lứa tuổi của bé

Dưới 4 tháng tuổi: nên mua cho bé những món đồ chơi có tác dụng phát triển thị giác, thính giác và các động tác của cơ bàn tay, là những món đồ chơi có kích thước hơi to để bé dễ quan sát và không gây nguy hại cho bé, có màu sắc sặc sỡ, có âm thanh phát ra.

5 - 10 tháng tuổi: lúc này bé đã có thể giơ tay lên để cầm nắm, bạn cần chọn cho bé những đồ chơi dễ cầm nắm, phát quang, phát ra âm thanh và dễ lay động được.

11 - 18 tháng: bé đã biết đi, nên mua cho bé những món đồ chơi phát ra âm thanh và có thể chuyển động được như xe tập đi, xe đẩy, xe kéo dành cho trẻ nhỏ… nhằm giúp bé tập đi và có hứng thú rèn luyện những kỹ năng vận động khác như chạy, nhảy, leo trèo...    

18 tháng - 3 tuổi: bé thích bắt chước và tập làm theo những động tác của người lớn. Tư duy của bé mang tính trực quan hình tượng, nên sắm cho trẻ những đồ chơi có tính chất mô phỏng lại cuộc sống xã hội như:  chơi nấu ăn, chơi trò bác sĩ, chơi mua bán hàng…

4 - 5 tuổi: bé đã lớn và không còn hứng thú với những đồ chơi có chi tiết đơn giản mà thích những thứ có khả năng cử động như búp bê phải cử động được chân tay, mắt hay thay được quần áo...     

5 - 6 tuổi: bạn nên chọn mua những đồ chơi phát huy trí thông minh của bé như: đất sét, đồ chơi xếp hình, tranh động vật, tranh tô màu, trò chơi điện tử…      

ThS.BS. ĐINH THẠC

5 dấu hiệu cảnh báo sớm trẻ mắc tự kỷ

Theo Medicalxpress, một thống kê gần đây của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch Mỹ cho thấy tỷ lệ trẻ bị tự kỷ đang ngày càng tăng, cứ 88 bé thì có một em bị tự kỷ. Tại Việt Nam, thống kê của ngành giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỷ lệ cao nhất ở trường học, chiếm 30% học sinh mắc các khuyết tật học đường. Con số này được cho là chưa phản ánh hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường. Thông tin liên quan đến hội chứng này ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, vì vậy có thể ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ.

Connie Kasari, giảng viên Tâm lý Phát triển con người và Tâm lý tại UCLA, đưa ra 5 dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị tự kỷ, giúp cha mẹ sớm nhận biết và điều trị kịp thời cho con:

Trẻ không phản ứng khi được gọi tên

Trẻ tự kỷ thường không phản ứng khi được gọi tên, trong khi bé dưới một tuổi phát triển bình thường sẽ phản ứng với tên của mình bằng cách hướng sự chú ý vào người gọi.

Trẻ tự kỷ phản ứng với âm thanh, song có chọn lọc. Ví dụ, trẻ tự kỷ có thể không nhận ra cha mẹ đang gọi tên mình, nhưng lại đột ngột phản ứng bất ngờ với tiếng nói từ tivi. Nhiều phụ huynh nghĩ nhầm con em mình có vấn đề thính giác. Đây là dấu hiệu cho thấy cha mẹ cần để ý kỹ phản ứng của con mình hơn.

Trẻ không tham gia vào cuộc vui chung

Trẻ tự kỷ sẽ không hay nhìn theo hướng chỉ tay của người khác, không quan sát từ đồ vật sang người, cũng không khoe hoặc chỉ đồ vật hoặc đồ chơi cho bố mẹ. Trong khi trẻ bình thường có xu hướng tham gia vào cuộc vui chung, thường nhìn theo hướng tay chỉ; hoặc khoe đồ chơi với người khác và cười đùa vui vẻ.

Trẻ không biết bắt chước

Trẻ con thường sẽ bắt chước người khác như vẫy tay, vỗ tay hay những cử chỉ tương tự khác. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ sẽ ít thể hiện biểu cảm nét mặt hoặc cử chỉ theo người khác, và đặc biệt trẻ không bắt chước.

Trẻ không đáp ứng cảm xúc

Trẻ thường luôn đáp ứng với người khác; chúng cười khi ai đó mỉm cười với chúng, khóc khi ai dọa nạt hay có biểu hiện gương mặt đáng sợ. Trẻ tự kỷ có thể không phản ứng với nụ cười hoặc lời mời chào của người khác, cũng không quan tâm hay bị chi phối bởi thái độ, nét mặt của người khác.

Trẻ không chơi các trò chơi giả vờ

Khả năng "chơi giả vờ" thường phát triển vào cuối tuổi lên 2. Ví dụ, trẻ có thể giả vờ là mẹ ru búp bê ngủ, chải tóc hay nấu ăn cho búp bê. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ thường không hề kết nối với các đồ vật, khả năng "chơi giả vờ" không xuất hiện ở trẻ tự kỷ dưới 2 tuổi.

Lê Nga

(Theo VNExpress)

Trẻ hiếu động

Những người làm cha, làm mẹ đều không thể vui được khi thấy con chậm chạp, kém linh hoạt so với bạn bè. Nhưng khi con quá hiếu động thì cũng chưa hẳn đã nên vui. Bởi, dấu hiệu kém tập trung - hiếu động chính là một loại bệnh mà nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ tiến triển ngày càng trầm trọng.

Biểu hiện để nhận biết

Tăng động giảm chú ý (TĐGCY) là bệnh lấy đi khả năng tập trung và chú ý của trẻ. Trẻ bị tăng động luôn bồn chồn và dễ xao lãng. Kết quả là sẽ rất khó để yêu cầu trẻ lắng nghe cô giáo giảng hay hoàn thành tốt một việc việc nhà. Biểu hiện chính của TĐGCY là không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Trẻ gặp các rắc rối khi lắng nghe ai đó nói, hướng dẫn; hoàn thành nhiệm vụ hay một sinh hoạt cá nhân nào đó. Trẻ cũng thường hay mơ mộng và thường mắc lỗi. Trẻ mắc bệnh có xu hướng tránh các hoạt động đòi hỏi sự tập trung hay có thể gây ra sự buồn chán.

Trẻ hiếu động - đừng vội mừng 1 Trẻ quá hiếu động dễ xảy ra tai nạn

Một đặc điểm khác không thể thiếu đối với chứng TĐGCY là trẻ không thể ngồi yên một chỗ. Trẻ có thể chạy nhảy liên tục không ngơi nghỉ, dù ở bất kỳ điều kiện, không gian nào. Khi chúng ngồi xuống, chúng có xu hướng ngọ ngoậy, bồn chồn hoặc nhún nhảy. Một số trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ nói quá nhiều và thường khó chơi trong yên lặng.

Biểu hiện thứ 3 của TĐGCY là tính bốc đồng, tức là thường xuyên cắt ngang, phá vỡ những thứ khác hay buột miệng trả lời trước khi giáo viên kết thúc câu hỏi. Biểu hiện này cũng gây ra khó khăn khi trẻ phải chờ đợi hay suy nghĩ điều gì đó trước khi hành động.

Dựa trên các biểu hiện nói trên, bệnh được phân làm 3 thể chính:

Thể hiếu động và bốc đồng: thường gặp ở trẻ em khi có trên 6 biểu hiện về hiếu động và các biểu hiện về bốc đồng hoặc ít hơn 6 biểu hiện về kém tập trung.

Thể kém tập trung: thường gặp ở trẻ lớn và người lớn khi có ít hơn 6 biểu hiện về hiếu động và bốc đồng hoặc nhiều hơn 6 biểu hiện về kém tập trung.

Thể hỗn hợp vừa hiếu động vừa kém tập trung: ở trẻ lớn trên 7 tuổi với nhiều hơn 6 biểu hiện về kém tập trung và hiếu động, bốc đồng.

Tác động của bệnh đối với trẻ

Nếu không điều trị, bệnh TĐGCY có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về mặt xã hội và trình độ học vấn của trẻ. Trẻ không thể tập trung trong công việc và học tập thường dẫn tới quá trình học không tốt ở trường.

Trẻ bị hiếu động thái quá, hay cắt ngang việc người khác có thể gây rắc rối trong việc kết bạn và giữ bạn. Sự tụt lùi này có thể dẫn tới sự ti và các hành vi có nguy cơ cao.

Chứng TĐGCY cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm và các rối loạn lo âu ở trẻ.

Cần điều trị kịp thời

Những người mắc bệnh TĐGCY thường gặp nhiều bất trắc, ở trẻ em thì dễ xảy ra tai nạn tại trường cũng như tại nhà và ảnh hưởng xấu đến các trẻ bình thường khác. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn.

Việc điều trị hiện nay gồm can thiệp về tâm lý và hành vi (chẳng hạn như cải thiện môi trường học tập, làm việc); việc dùng thuốc cũng có cơ sở khoa học nhưng vì là bệnh có tính gia đình và trên não bộ của người bệnh có những bất thường về cấu trúc và hoạt động nên việc dùng thuốc điều trị cần có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Khi trẻ có những biểu hiện của bệnh TĐGCY cần nhanh chóng đưa đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và xử trí kịp thời, hiệu quả.

BS. TRẦN QUỐC NINH

Bé “hảo” bánh kẹo có nên chiều?

Nếu bạn hỏi trẻ con thích gì nhất thì câu trả lời đầu tiên sẽ là kẹo bánh. Vì vậy mà khi các bà mẹ đi chợ về lúc nào cũng nhớ có chút quà bánh cho con, ai đi xa về cũng có “chút bánh kẹo làm quà”, trẻ con cũng rất thích Tết vì nhà nào cũng có bánh mứt lại được cho ăn uống thỏa thích… Bên cạnh thị trường đồ chơi trẻ con, kẹo bánh đã và đang là một thị trường phát triển mạnh nhất với nhiều chủng loại phong phú và mẫu mã đa dạng, màu sắc hấp dẫn.

Bánh kẹo có bổ không?

Bạn hãy thử nhìn vào thành phần dinh dưỡng và năng lượng của cái bánh được in trên nhãn hiệu bao bì. Bánh làm bằng chất bột rồi lại bổ sung đường ngọt, bơ hoặc dầu béo, kẹp nhân kem hay chocolate, đính thêm một miếng mứt hay trái cây khô phía trên…, toàn là những chất sinh năng lượng. Chất bột đường trong bánh kẹo được tiêu hóa hấp thu rất nhanh, chưa kể đến việc khi thích, bé có thể “nạp” một lúc cả chục cái bánh. Kẹo thì tuy rất ngọt nhưng lại cung cấp năng lượng rỗng do không kèm vitamin nên không có giá trị dinh dưỡng cao.

Sau khi cho trẻ ăn bánh kẹo cần cho trẻ đánh răng để phòng sâu răng.

Có nên cho trẻ ăn bánh kẹo?

Thật ra, đây là chuyện không thể cấm đoán. Có thể nói bánh kẹo là thực phẩm ít khi thiếu trong thực đơn hàng ngày của bé, do sự phổ biến của nó trong thực tế. Thế nhưng ăn bánh kẹo vào lúc nào, với số lượng bao nhiêu thì phải cân nhắc kỹ tuỳ vào từng trẻ.

Đa số trẻ gầy ốm thường ăn bánh kẹo lặt vặt trong ngày, làm cho khi tới bữa ăn chính, trẻ sẽ không có cảm giác thèm ăn và không thể ăn nhiều, hơn nữa quà bánh hay những gói snack và nhất là kẹo cũng không phải là những bữa phụ bổ dưỡng. Vì vậy, bánh kẹo có thể vẫn cho ăn nhưng phải được ăn ngay sau các bữa ăn chính hay phụ. Ví dụ như sau khi ăn đủ cơm hay uống hết ly sữa thì có thể ăn cả 10 cái bánh hay kẹo ngay cũng không sao.

Trẻ béo phì thì lại thích kẹo chocolate, bánh kem, chè… cao năng lượng, cộng với các bữa ăn bình thường thì tổng năng lượng vẫn dư và sẽ ngày càng tăng thêm lượng mỡ thừa. Vì vậy, những thức ăn vặt này cần được hạn chế hoặc nếu ăn thêm bánh thì phải giảm bớt cơm, ăn tăng rau…

Là một bác sĩ dinh dưỡng, tôi cũng đã gặp được cả hai thái cực: Một số bà mẹ rất định kiến với bánh kẹo, cho rằng chẳng bổ béo gì nên không cho trẻ ăn. Một số người lại rất vô tư cho trẻ thích ăn gì thì ăn, vì cho rằng cái nào cũng bổ. Có lẽ thái cực nào thì cũng không tốt. Điều quan trọng là cần có sự đa dạng trong ăn uống cho trẻ, nhưng vẫn chừng mực trong từng món ăn và khoa học về thời điểm cho ăn bánh kẹo.

Các bạn cũng không quên bánh kẹo chính là nguyên nhân số một gây sâu răng ở trẻ con, vì vậy, vệ sinh răng miệng là điều phải thực hiện thường xuyên, nhất là đối với những trẻ khoái ăn vặt.

BS. Đào Thị Yến Thủy (TT Dinh dưỡng TP.HCM)

Không đặt tivi, máy tính trong phòng ngủ của trẻ

Trẻ em nếu tiếp xúc thường xuyên với tivi hoặc máy tính đặt trong phòng ngủ có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Đây là kết quả nghiên cứu của một điều tra mới đây của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Haifa và Jezreel Valley (Mỹ).

Kết quả kiểm tra gần 500 trẻ ở độ tuổi trung bình 9 tuổi tại Mỹ cho thấy, thói quen xem tivi hoặc chơi game đã tác động rất lớn tới thói quen ngủ nghỉ và ăn uống của trẻ, khiến cho trẻ có thói quen đi ngủ muộn, dậy muộn và mụ mẫm đầu óc, từ đó ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ và học tập.

Không đặt tivi, máy tính trong phòng ngủ của trẻ 1Phòng ngủ của trẻ nên đơn giản, ấm cúng với những gam màu sắc vui mắt sẽ giúp trẻ thoải mái, ngủ ngon - Ảnh minh họa.

Theo các nhà khoa học, những trẻ xem tivi trung bình 2,5 giờ/ngày và sử dụng máy tính trong khoảng 2,5 giờ/ngày là những trẻ có kết quả học tập và khả năng tiếp nhận bài giảng kém hơn so với những đứa trẻ bình thường. Kết quả kiểm tra sức khỏe cũng cho thấy, những trẻ xem tivi và sử dụng máy vi tính thường xuyên có tình trạng sức khỏe và hệ miễn dịch suy giảm hơn bình thường. Theo các nhà khoa học, chính việc xem tivi và sử dụng máy tính đã chiếm mất thời gian nghỉ ngơi của trẻ, khiến cho trẻ ngủ ít hơn, do đó hệ miễn dịch sẽ suy giảm hơn.

Ngoài ra, kết quả cuộc điều tra cũng phát hiện thấy việc trẻ vừa ăn vừa xem tivi hoặc vừa ăn vừa sử dụng máy vi tính cũng có tác động xấu đến sức khỏe và trí não. Điều này khiến trẻ bị phân tán tư tưởng khi ăn, dẫn tới việc ăn uống không điều độ, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và quá trình hấp thụ thức ăn.

Một tác hại nữa cũng được các nhà khoa học nhắc tới, đó là trong phòng kín, các bức xạ phát ra từ tivi, máy tính và các thiết bị điện tử nói chung đều có tác động không tốt đến quá trình phát triển cơ thể của trẻ. Trong nhiều trường hợp, những bức xạ vô hình mà mắt thường không thể nhận biết còn là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư ở trẻ.

Theo

Dân Việt/ Daily Mail

Cho trẻ ăn bổ sung thế nào là tốt?

Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu, nhưng sau 6 tháng do trẻ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn vì thế để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung (ăn sam hay ăn dặm).

Ăn bổ sung hợp lý là gì? Đó là cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, hoa quả, hợp lý theo thời điểm, hợp lý theo đúng độ tuổi, hợp lý về số lượng, chất lượng, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng và được chế biến theo đúng phương pháp.

Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung?

Từ tháng thứ 6 trở lên do nhu cầu năng lượng cao hơn mà sữa mẹ không đủ cung cấp, vì vậy, ngoài sữa mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung giúp trẻ phát triển, hoạt động tốt và khoẻ mạnh. Sau 6 tháng, hệ tiêu hoá của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện, để trẻ có thể tiêu hoá được một số loại thức ăn, vì thế thời điểm này thích hợp để cho trẻ ăn bổ sung.

Khi trẻ ăn bổ sung, có nghĩa là bé tập làm quen với thức ăn mới (thịt, trứng, cá, rau…) và cách cho ăn, từ bú mẹ đến ăn bằng thìa, từ thức ăn hoàn toàn lỏng là sữa đến thức ăn đặc hơn, vì thế các bà mẹ cần kiên trì tập cho con quen dần theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong vài ngày đầu khi mới ăn nên cho ăn bột loãng sau đó đến bột đặc mềm, ăn từ ít vài ba thìa rồi tăng lên nửa bát, một bát theo lứa tuổi. Tập cho trẻ làm quen với từng loại thức ăn, nhất là khi cho trẻ ăn thức ăn mới.

Trẻ cần được ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm.
Khi chế biến thức ăn đảm bảo mềm dễ nhai, dễ nuốt và thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn như sáng ăn bột thịt, trưa ăn bột cá, tối ăn bột trứng… hợp với khẩu vị của trẻ, như vậy không những cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà lại kích thích trẻ ăn ngon miệng, không bị biếng ăn. Hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, các bà mẹ thường cho con ăn quá nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), nhưng lại thiếu chất bột đường, rau xanh, hoa quả, vì thế bữa ăn của trẻ không đủ năng lượng, vitamin và chất khoáng.

Nhiều bà mẹ thường cho con ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn, như vậy sẽ làm trẻ ăn ít do chất ngọt làm tăng đường huyết gây ức chế dịch vị làm trẻ chán ăn, bỏ bữa. Cần xoá bỏ quan niệm cho rằng, trẻ ăn cơm sớm sẽ cứng cáp hoặc ăn nước xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương hoặc chỉ cho trẻ ăn nước ninh, nước luộc.

Do trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu lớn và phát triển của cơ thể. Vì thế, thức ăn bổ sung của trẻ cần đảm bảo cung cấp năng lượng, đủ các chất dinh dưỡng. Muốn vậy, mỗi bữa ăn bổ sung cần có 4 nhóm thực phẩm sau:

- Nhóm chất đạm: nguồn động vật (thịt, cá, trứng, sữa…), nguồn thực vật (đậu, đỗ, vừng/mè, lạc/đậu phộng…).

- Nhóm chất bột: gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn…

- Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ.

- Nhóm cung cấp vitamin, chất khoáng: rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền, mồng tơi, rau cải... và các loại quả có màu vàng (đu đủ, xoài, hồng, chuối...).

Số lượng bữa ăn bổ sung:

- Số lượng bữa ăn và số lượng của mỗi bữa bổ sung của trẻ trong ngày tuỳ thuộc vào lứa tuổi.

- Trẻ 6 - 7 tháng: Bú mẹ là chính, bổ sung 1-2 bữa bột và nước quả.

- Trẻ 8 - 9 tháng: Bú mẹ, 2 - 3 bữa bột đặc, nước quả hoặc hoa quả nghiền.

- Trẻ 10 - 12 tháng: Bú mẹ, 3 - 4 bữa bột đặc hoặc cháo, hoa quả nghiền.

- Trẻ 1 - 2 tuổi : Bú mẹ, 3 bữa chính (cháo), 2 bữa phụ, hoa quả.

- Trẻ 2 - 3 tuổi: 3 bữa chính (cơm nát), 2 bữa phụ, hoa quả.

Trẻ trên 1 tuổi nếu không được bú mẹ, nên cho trẻ uống thêm 500ml sữa bò hoặc sữa đậu nành.

Từ 3 tuổi trở lên cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng phải được ưu tiên thức ăn (thức ăn nấu riêng) và cho ăn thêm 2 bữa phụ: cháo, phở, bún, súp, sữa.

Cách cho trẻ ăn:

Khi trẻ mới tập ăn bổ sung, trẻ cần được học “cách ăn”. Cách chăm sóc bữa ăn cho trẻ quan trọng là thái độ và thực hành của bà mẹ và người chăm sóc trẻ. Dạy trẻ học ăn bằng cách khuyến khích, kiên trì, giúp đỡ để tạo không khí ăn uống. Tránh không nên ép buộc trẻ ăn, gây không khí căng thẳng, ồn ào khi ăn.

Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đủ chưa, cần theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển hàng tháng, nếu trẻ lên cân đều đặn tương ứng với kênh A trên biểu đồ là trẻ đã được nuôi dưỡng tốt. Còn không lên cân hoặc tụt cân thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng. Cần tìm nguyên nhân can thiệp sớm.

Bé lớn lên hàng ngày với sự thương yêu, nuôi dưỡng và chăm sóc của cha mẹ , người nuôi trẻ, với mong muốn “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai”, thì chúng ta cần quan tâm tới trẻ ngay từ bữa ăn đầu đời.

TS.BS.Cao Thị hậu

Thiên tài và tinh hoa nền giáo dục Israel

Đất nước Israel, hay người dân Do Thái là quê hương sản sinh ra những thiên tài. Ở mảnh đất thiêng Jerusalem giàu truyền thống lịch sử này, cái nôi của 3 tôn giáo: Thiên Chúa, Do Thái và đạo Hồi, cũng là nơi sản sinh ra những bộ óc thiên tài. Trong đó có thể kể đến Jesus, Các Mác và Albert Einstein, những nhân vật lịch sử đã có tầm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của toàn thể nhân loại.

Theo thống kê, tại Mỹ, 1/3 số triệu phú là người gốc Do Thái, 20% các giáo sư hàng đầu cũng gốc Do Thái. Những nhân vật nổi tiếng như ông chủ Facebook- Mark Zuckerberg, danh hài Charles Chaplin, ảo thuật gia David Copperfiled, tỷ phú Rockfeller, tỷ phú Abramovich cũng đều là người gốc Do Thái. Người Do Thái cũng là chủ nhân của hơn 30% giải thưởng Nobel. Bí quyết thành công của người Do Thái đã được tái hiện lại qua những lời kể của ông Đinh Xuân Lưu, nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền đầu tiên của Việt Nam tại Israel, và bà Lại Thị Hải Lý, người đã nhiều năm nghiên cứu về lịch sử và trí tuệ Do Thái.

Thiên tài và tinh hoa nền giáo dục Israel 1Cũng giống như cây cà chua được kích thích bằng ánh sáng đỏ đúng thời điểm, não bộ của thai nhi hay của trẻ em từ 0-6 tuổi được kích hoạt đúng thời điểm sẽ sản sinh ra những thiên tài.

Nếu đặt chân tới Israel, bạn sẽ ngạc nhiên bởi những thành tựu thần kỳ của quốc gia này. Giữa sa mạc mênh mông mọc lên những vườn cây sum suê trái ngọt. Công nghệ lọc nước biển thành nước ngọt, hồ nước nhân tạo đã biến sa mạc thành những cánh đồng hoa. Vốn không hề được thiên nhiên ưu đãi, đất sa mạc cằn cỗi, nhưng Israel lại là nước có sản lượng nông nghiệp cao và trở thành vườn sản xuất rau quả mùa đông của châu u. Trong 60 năm qua, kể từ khi lập quốc, thu nhập bình quân của người Israel đã tăng lên gấp 50 lần, đạt 30.000 USD/năm hiện nay. Israel đã đi tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo qua phát triển điện gió, điện mặt trời và năng lượng thay thế nhờ thu hồi động năng của ô tô trên đường để phát điện. Cứ mỗi km đường cao tốc đủ để cung cấp điện cho 250 hộ dân. Các sản phẩm công nghệ cao về công nghệ thông tin của Israel đã mang về 20 tỷ USD/năm cho quốc gia này. Israel còn sản xuất vệ tinh do thám chỉ nặng có 20 gram, bay cùng đàn bướm để thám thính, điều này đã giúp cho Israel trở thành một trong những quốc gia đi đầu thế giới về công nghệ quốc phòng.

Bà Lại Thị Hải Lý, một người thông thạo 5 ngoại ngữ từng làm việc cho tổ chức quốc tế ngữ trong và ngoài nước đã ví Việt Nam như một dân tộc Do Thái tại phương Đông, bởi sự tương đồng về lịch sử trong 2000 năm qua của hai dân tộc. Nếu so sánh chữ viết của người Việt cổ với chữ Do Thái, có thể thấy chúng giống nhau tới 80%. Bởi vậy mà người dân Israel rất yêu mến đất nước và con người Việt Nam. Việt Nam và Israel cũng là hai quốc gia duy nhất trên thế giới cùng trải qua 2000 năm dưới ách đô hộ của ngoại bang mà vẫn gìn giữ được tiếng nói và bản sắc văn hoá dân tộc. Cũng từng phải trải qua chiến tranh nhiều đau thương giống người dân Việt Nam, 1/3 dân số bị tiêu diệt, 3 triệu người Do Thái bị thảm sát bởi phát-xít, nhiều người dân bị bỏ đói hàng mấy tháng trời đã tạo ra khả năng sinh tồn cao và tôi rèn nên tinh thần sống lạc quan và bất khuất cho dân tộc này. Cũng giống người Việt Nam, người Do Thái đề cao và kế thừa các giá trị truyền thống. Tình yêu của nhân dân Do Thái với mảnh đất 2000 năm lịch sử cùng những năm tháng lưu đày đã biến cho giấc mơ của họ thành hiện thực, đó là đem lại phồn vinh và phát triển vượt bậc cho miền đất hoang mạc này. Những cuộc chiến liên miên cùng hoàn cảnh bị dồn đến chân tường đã làm cho tinh thần Do Thái được phát huy hơn bao giờ hết.

Thiên tài và tinh hoa nền giáo dục Israel 2Chữ viết cổ của người Việt giống đến 80% chữ viết cổ của người Do Thái.

Theo Cựu Thủ tướng Israel, dân tộc này đã coi trí tuệ và nguồn nhân lực, 13 triệu người dân Do Thái trên toàn thế giới chính là tài sản lớn nhất của dân tộc. Tinh hoa của nền giáo dục Do Thái đã được đúc kết hàng ngàn năm qua Kinh Tohran và Kinh Talmudh, qua cách nuôi dạy con cái của các gia đình Do Thái. Đó chính là tính tự lập và khả năng sinh tồn. Theo triết lý của người Do Thái, chỉ số thông minh IQ chỉ chiếm có 20% trong bí quyết thành công, còn lại 80% nằm ở chỉ số vượt khó AQ và khả năng ứng dụng kiến thức và thích nghi với cuộc sống EQ. Đất nước chỉ có 8 triệu dân này mà có đến 800 tạp chí giáo dục gia đình. Ở Israel có các trường học quý tộc mà tại đó, các em bé phải trải qua những điều kiện khắc nghiệt để có thể vượt khó và hiểu giá trị của cuộc sống. Từ lúc 2 tuổi, các em đã phải bắt đầu học để tự làm mọi việc như tự xúc cơm ăn. Ở trường học thường xuyên tổ chức các chuyến thăm quan 1 ngày tới nơi làm việc của cha mẹ. Nhiều em đã chảy nước mắt vì chứng kiến cha mẹ là thợ dệt phải làm việc quần quật. Trẻ em Do Thái đều phải giúp bố mẹ làm việc nhà, kể cả những gia đình giàu có nhất. Sự nuông chiều vốn không phải là triết lý của người Do Thái, mà tình yêu của người mẹ dành cho con nằm ở khả năng tự lập và trưởng thành của người con sau này.

Người Do Thái cũng sớm rèn cho con khả năng quản lý tiền bạc và dạy con hiểu về giá trị của đồng tiền từ khi các em còn rất nhỏ. Chẳng hạn như ông bố của Chủ tịch HĐQT McCall từng hỏi con trai mình khi còn nhỏ là 1kg đồng tương đương với bao nhiêu xu. Ông trả lời 35 xu, bố ông nói rằng con có thể biến 35 xu thành 35 đô la. Thế là 20 năm sau, khi người cha qua đời, ông đã biến 35 xu thành 3,5 triệu đôla. Nhờ mua đất phế thải và chân tượng đồng Nữ thần Tự do với giá rẻ như bèo, ông sẻ phần đồng đó ra đúc thành các pho tượng nhỏ để bán, mỗi bức có giá 35 xu, và tài sản của ông cứ tích luỹ từ đó. Việc cho con sớm nhận biết với tiền là cách để các bậc phụ huynh Do Thái giúp con mình sớm hiểu được giá trị của lao động. Ngoài ra, người Do Thái còn là dân tộc chăm đọc sách nhất thế giới, sách quý được truyền từ đời này sang đời khác, có hơn 1000 thư viện trên khắp cả nước và tủ sách thường được đặt đầu giường của mỗi em nhỏ.

Ngoài ra còn có thể kể đến thuyết Thai giáo học “Thai nhi là Thiên tài” và phương pháp giáo dục sớm 0-6 tuổi được lưu truyền lại trong kinh Tohran và kinh Talmudh của người Do Thái. Chính vì vậy, trò chuyện với thai nhi, vận động nhẹ nhàng, giải toán cho bà bầu,… là các cách đã được các bà mẹ áp dụng để nâng cao khả năng phát triển trí tuệ cho thai nhi. Các nhà khoa học cũng cho rằng con người chỉ sử dụng 3-5% tiềm năng của não bộ, còn ở thiên tài Albert Einstein là 10%. Chính vì thế, việc tìm ra khả năng sản sinh tối đa tiềm năng của não bộ sẽ là cách để tạo ra những thiên tài. Giống như việc các nhà công nghệ gen di truyền đã kích hoạt sự phát triển của cây cà chua bằng ánh sáng đỏ vào đúng thời điểm, khiến cây cà chua phát triển khổng lồ trên nền sa mạc. Một sự kích hoạt não bộ của trẻ đúng thời điểm sẽ giúp sản sinh ra những thiên tài. Là một chuyên gia về Giáo dục sớm, bà Lại Thị Hải Lý đã áp dụng bí quyết của người Israel đối với cô con gái Bella, kết quả là bé biết nói từ lúc 6 tháng tuổi, 13 tháng tuổi đã biết đọc chữ và 15 tháng tuổi đã nói được 200 từ tiếng Anh, hiện giờ ở tuổi lên 4, bé đã có thể giao tiếp đơn giản bằng 6 thứ tiếng. Đại sứ Đinh Xuân Lưu và học giả Lại Thị Hải Lý hy vọng rằng tinh hoa của nền giáo dục Israel có thể được Việt Nam áp dụng để tạo đà cho một thế hệ trẻ Việt Nam trí tuệ cao trong tương lai.

Năm 1980, Liên Hợp Quốc đã nghiên cứu Giáo dục sớm toàn cầu, và phương án 0 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã sớm nhận ra rằng, quá trình hình thành não bộ được sớm hình thành từ những năm đầu đời khi còn là bào thai trong bụng mẹ và phát triển mạnh mẽ nhất ở độ tuổi từ 0-6 tuổi, trong đó Thời kỳ vàng để phát triển trí tuệ là trước 3 tuổi. Tổng thống Obama dự định chi 7 tỷ USD cho giáo dục sớm trong 10 năm tại Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng đã lên chiến dịch 20 năm (2000-2020) để bá chủ thế giới về tiềm năng con người qua giáo dục sớm 0-6 tuổi. Ở Việt Nam, phương pháp giáo dục sớm cũng được các nhà giáo dục đầu ngành nghiên cứu đưa vào áp dụng để tạo ra một thế hệ trẻ có trí tuệ phát triển cao trong tương lai.

Nguyễn Vân

Bố mẹ không thể bỏ qua 5 dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc tự kỷ

Theo Huffington Post, việc chẩn đoán những dấu hiệu sớm trẻ mắc chứng tự kỷ rất quan trọng để điều trị hiệu quả giúp một đứa trẻ phát triển các kỹ năng nhận thức và hoạt động trong cuộc sống.

Tiến sĩ Paul Wang, người đứng đầu nghiên cứu y học cho các tổ chức khoa học và vận động tự kỷ cho biết bạn càng bắt đầu sớm, kết quả lâu dài càng hiệu quả. Tuy nhiên, các rối loạn này thường xuất hiện khi trẻ được 12-18 tháng tuổi, có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Điều này có thể khiến các bậc cha mẹ khó xác định. Trên thực tế, khoảng 50% ông bố bà mẹ không quen với những dấu hiệu sớm của bệnh tự kỷ.

Dưới đây là 5 dấu hiệu ban đầu của bệnh tự kỷ mà các chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh nên biết.

Trẻ không phản ứng khi được gọi tên

Trẻ tự kỷ thường không phản ứng khi được gọi tên, trong khi bé phát triển bình thường sẽ phản ứng với tên của mình bằng cách hướng sự chú ý vào người gọi. Chỉ có 20% trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ có thể phản ứng khi được gọi tên.

Trẻ không tham gia vào cuộc vui chung

Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ tự kỷ sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn (Ảnh minh họa: Internet)

Cùng chơi là dấu hiệu sớm của kỹ năng ngôn ngữ, bởi nó cho thấy khả năng chia sẻ điều gì đó của trẻ với người khác. Chẳng hạn như, một đứa trẻ bình thường nhìn thấy một chiếc máy bay trên bầu trời, sau đó quay lại nhìn mẹ, rồi lại nhìn chiếc máy bay như muốn chỉ cho người mẹ thứ mà mình thấy. Trong khi đó, trẻ tự kỷ sẽ không hay nhìn theo hướng chỉ tay của người khác, không quan sát từ đồ vật sang người, cũng không khoe hoặc chỉ đồ vật cho người khác.

Tiến sĩ Connie Kasari, giáo sư tâm thần học, người đang thực hiện một thử nghiệm để kiểm tra tác động của việc can thiệp sớm với trẻ mắc chứng tự kỷ cho biết trẻ em biết chia sẻ một chủ đề, có phản ứng nhanh thực sự sẽ học nói nhanh hơn.

Không bắt chước hành vi của người khác

Trẻ tự kỷ ít có khả năng bắt chước các hành động và cử chỉ của người khác như mỉm cười, vẫy tay hay vỗ tay so với các trẻ bình thường.

Không tham gia vào các trò chơi giả vờ

Trẻ em bình thường rất thích các trò chơi giả vờ như làm "mẹ" cho búp bê, giả vờ một quả chuối là chiếc điện thoại...Điều này thường xuất hiện ở thời điểm trẻ được khoảng 2-3 tuổi. Tuy nhiên, trẻ mắc chứng tự kỷ ít có khả năng tham gia vào các trò chơi này.

Tiến sĩ Kasari cho biết trẻ tự kỷ chú ý đến các đối tượng khác nhau, nhưng không có trí tưởng tượng phong phú với các đối tượng đó.

Không đáp ứng cảm xúc

Trong khi trẻ bình thường rất nhạy cảm với cảm xúc của người khác, những em bé bị bệnh tự kỷ thường không phản ứng với nụ cười của người khác, hay khóc khi nhìn thấy một đứa trẻ khác khóc...

(Theo Zingnews)

Tính nhút nhát ở trẻ em: Bố mẹ lơ là, con thiệt thòi!

Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý. 

Một đứa trẻ nhút nhát luôn lo âu hoặc rụt rè mỗi khi giao tiếp với người khác hoặc khi rơi vào tình huống lạ lẫm. Bé cảm thấy gượng gạo và căng thẳng mỗi khi trở thành trung tâm của sự chú ý, chẳng hạn như khi đứng trước đám đông. Trẻ nhút nhát chỉ cảm thấy an toàn khi quan sát mọi hoạt động từ bên ngoài chứ không thích tham gia.

Tính nhút nhát ở trẻ em: Bố mẹ lơ là, con thiệt thòi! 1Bảo vệ con mình bằng tình yêu thương thực sự giúp trẻ không nhút nhát

Thế nào là nhút nhát?

Trẻ em được xem là nhút nhát khi các em không chịu hòa đồng và tham gia các hoạt động chung với bạn bè đồng trang lứa, mặc dù trong lòng các em rất muốn. Trẻ nhút nhát có thể có những biểu hiện như sau:

- Không chịu nói chuyện hay trả lời câu hỏi của người khác, dù đó là những câu hỏi rất đơn giản hoặc rõ ràng.

- Không thích chơi đùa và tham gia các hoạt động tập thể. 

- Không thích ra chơi ở những không gian công cộng, đông người hoặc thoáng rộng (như sân trường chẳng hạn), trừ phi đi với một người thực sự thân thiết. 

- E ngại mỗi khi được người khác quan tâm chú ý, kể cả khi đó là sự chú ý tích cực.

 Nguyên nhân của sự nhút nhát

Hầu hết trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi đều “nhút nhát”, vì thế giới xung quanh còn quá mới mẻ và lạ lẫm với chúng, và các bé sẽ có xu hướng gần gũi với những người thân quen nhất. Sự nhút nhát ở giai đoạn này là bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Và theo lẽ tự nhiên, khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi, bé sẽ bắt đầu có nhu cầu vui chơi và tương tác với bạn bè đồng trang lứa. 

Trẻ em nhút nhát kéo dài có thể do một hay nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Di truyền: cấu trúc gen của trẻ có những yếu tố gây ra tính nhút nhát được thừa hưởng từ bố mẹ.   

Bản tính: những em bé nhạy cảm quá mức hoặc dễ hoảng sợ có nhiều nguy cơ nhút nhát kéo dài hơn các trẻ khác khi lớn lên.

Bắt chước người lớn: trẻ con học hỏi bằng cách bắt chước hành vi của những người lớn xung quanh chúng, mà gần gũi nhất chính là phụ huynh. Bố mẹ có tính cách nhút nhát cũng có thể vô tình truyền tính cách này cho con mình thông qua các hoạt động hàng ngày.  

Do mối quan hệ gia đình: trẻ em thiếu tình thương của bố mẹ hoặc không được chăm sóc thường xuyên trong gia đình sẽ dễ rơi vào trạng thái lo âu và trở nên nhút nhát. 

Sống khép kín: những trẻ em không được tạo điều kiện tiếp xúc với cộng đồng hoặc thế giới bên ngoài trong những năm đầu đời sẽ dễ trở nên nhút nhát do thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp và tương tác với mọi người.

Thường xuyên bị chê bai: những đứa trẻ hay bị chọc ghẹo hoặc ức hiếp bởi bạn bè hoặc người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em, họ hàng... cũng sẽ có xu hướng nhút nhát và dễ hoảng sợ.    

Sợ thất bại: nhút nhát cũng thường xuất hiện ở những trẻ em được người lớn kỳ vọng quá nhiều, nhất là khi những kỳ vọng đó vượt ngoài khả năng của trẻ. Trẻ sẽ trở nên rụt rè, không dám làm gì cả vì sợ hỏng việc.

 Nhút nhát: lợi bất cập hại

Thực chất, tính cách nhút nhát ở trẻ em cũng có những ưu điểm nhất định, bao gồm:

- Rất nhiều trẻ em nhút nhát là học sinh khá giỏi, nhờ vào khả năng tập trung cao. Các bé có thể học bài một mình và không cần bảo ban.

- Trẻ em nhút nhát cũng thường rất ngoan hiền và cư xử lễ phép, vì chúng không muốn dây dưa với rắc rối.

- Cũng do tính cách ngoan hiền dễ bảo, trẻ nhút nhát thường được người lớn yêu thương quý mến hơn cả.

- Trẻ em nhút nhát được nhiều bạn bè quan tâm và chơi chung, vì các em không ngỗ nghịch hay hiếu động như nhiều bé khác.

- Trẻ nhút nhát rất vâng lời và biết lắng nghe.

 Tuy nhiên, những lợi ích trên chỉ mang tính ngắn hạn. Nếu tình trạng nhút nhát kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, các em có thể bị thiệt thòi nhiều mặt trong cuộc sống, chẳng hạn như:

- Trẻ nhút nhát thường cô độc và không có nhiều niềm vui.

- Các em khó hòa đồng với mọi người xung quanh, nên cũng thường ít bạn bè.

- Trẻ em nhút nhát có nhiều nguy cơ sút giảm lòng tự trọng, cảm thấy bản thân mình không có giá trị. Các em khó lòng phát huy những tài nghệ hoặc kỹ năng tiềm ẩn vì lo sợ bị người khác phán xét.

- Do ngại giao tiếp, nên trẻ nhút nhát thường dễ bị bỏ quên, không được người lớn quan tâm đầy đủ. 

- Sự nhút nhát hoặc lo sợ thường xuyên có thể gây stress, dẫn đến các vấn đề về thể chất như đau dạ dày hoặc nhức đầu. Về lâu dài, trẻ có nguy cơ mắc phải những chứng tâm lý nghiêm trọng hơn như chứng dễ hoảng sợ, các bệnh sợ xã hội hay sợ đám đông. 

- Trẻ nhút nhát thường đánh mất nhiều cơ hội tốt để rèn luyện bản thân và phát triển các kỹ năng sống, từ đó các em sẽ dễ gặp thất bại trong cuộc sống khi lớn lên.

Bố mẹ cần phải làm gì để khắc phục tính nhút nhát của trẻ?

Khi trẻ con nhút nhát, điều tốt nhất mà các ông bố bà mẹ có thể làm chính là bảo vệ con mình bằng tình yêu thương thực sự:

Tuyệt đối không bao giờ “dán nhãn” bé là người nhút nhát: những sự phán xét hay áp đặt của bố mẹ có tác động rất lớn đối với con trẻ, thậm chí gây ảnh hưởng lên cả cuộc đời chúng về sau. Nếu bố mẹ cho rằng con mình nhút nhát và trẻ biết được điều đó, bé sẽ tin đó là sự thật, và sẽ không có động lực để cố gắng khắc phục.

Bố mẹ hãy làm gương: nếu phụ huynh là những người sống hòa đồng và cư xử thân thiện với mọi người xung quanh, con cái sẽ học tập được điều đó. Còn bố mẹ có tính hay lo âu sẽ khiến cho trẻ có cảm giác thế giới này là một nơi đáng sợ, và bé sẽ trở nên rụt rè hơn. Bố mẹ cần đảm bảo con mình được chăm sóc và vây quanh bởi những người sống tích cực, để trẻ tiếp nhận và học hỏi thái độ sống tích cực đó từ từ.

Học hỏi từ các ông bố bà mẹ khác về cách chăm sóc trẻ nhút nhát, để từ đó xem lại rằng mình đã chăm con một cách hợp lý hay chưa.

Đừng kỳ vọng quá cao ở trẻ. Làm như thế, trẻ sẽ nhận ra rằng mình có cố gắng đến đâu thì bố mẹ cũng không bao giờ hài lòng. Từ đó, bé sẽ càng rụt rè và nhút nhát hơn nữa.

Khuyến khích trẻ rèn luyện một thú vui lành mạnh nào đó mà bé thích. Khi đã có một thú vui nhất định, bé sẽ học cách làm quen và tương tác với những bạn khác có cùng sở thích, và tự mình nâng cao các kỹ năng của bản thân. Về phần bố mẹ, hãy thật lòng khen ngợi bé vì những thành quả hoặc tiến bộ mà bé đạt được - dù là nhỏ nhất - trong mọi hoạt động của trẻ.

Đối với trẻ nhút nhát ở lứa tuổi dậy thì, các bậc cha mẹ có thể cho các em tham gia các khóa học về kỹ năng sống để rèn luyện sự tự tin.

Trong trường hợp mà bố mẹ đã nỗ lực hết mình, ứng dụng các biện pháp trên nhưng vẫn không hiệu quả, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.

PHAN NGUYỄN KHÁNH ĐAN

(Tổng hợp từ Internet)

5 mẹo nhỏ giúp mẹ cho con ăn dặm kiểu Nhật thành công

Trẻ em Nhật dường như rất ngoan ngoãn, độc lập và đặc biệt cha mẹ không bao giờ phải vất vả đi rong cho con ăn. Bí quyết của họ là ở chỗ rèn luyện thói quen ăn uống cho con ngay từ giai đoạn ăn dặm.

1. Xác định rõ quan điểm và tâm lý

Trước khi bé bắt đầu ăn dặm, cả gia đình cần xác định rõ quan điểm cũng như tâm lý. Mọi người đều yêu quý bé, tuy nhiên, không nên coi chúng là trung tâm vũ trụ để ngăn những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa người lớn về cách chăm con.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, gia đình bạn nên xác định rõ quan điểm và tâm lý.

Trong quá trình ăn dặm, bao gồm cả ăn dặm kiểu Nhật, Pháp, Mỹ… đôi khi trẻ không hợp tác và đôi khi chúng lại rất dễ bảo, vì thế bạn nên xác định trước là sẽ có những khó khăn.

2. Xác định cách chọn thực phẩm rõ ràng

Nguyên tắc của ăn dặm kiểu Nhật là chú trọng các thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm được nuôi trồng như: rau, củ, quả, cá, thịt… Đồ ăn đóng gói như thực phẩm đóng hộp, giăm bông, gia vị được khuyến cáo không nên cho trẻ ăn.

Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật là thực phẩm tự nhiên và các loại rau, củ, quả, thịt, cá.

Do đó, chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là chọn kiểu ăn không vị, hương vị của súp được tạo ra từ rau, củ hoặc “dashi” (một loại cá bào và rong biển). Trước tiên, bạn có thể cho trẻ ăn không vị rồi sau đó thay đổi thì sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn cho trẻ ăn đồ có hương vị phong phú, chúng sẽ không chịu khi bạn chuyển sang đồ ít hương vị (đặc biệt là rau).

Người Nhật kỳ vọng điều gì ở trẻ? Trước tiên, họ hy vọng con phát triển bình thường và không muốn chúng bị béo phì. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật bao gồm rất nhiều rau xanh, cân bằng giữa tinh bột, protein và vitamn, đặc biệt là ít protein (giai đoạn bé 12-18 tháng, chỉ nên ăn nhiều nhất 20 grams protein). Họ không để tâm trẻ ăn nhiều đường hay sữa. Những đứa trẻ Nhật không béo, nhưng chúng khỏe mạnh, vui vẻ và độc lập.

Thực đơn của người Nhật gồm nhiều rau và cân bằng giữa tinh bột, protein và vitamin

Thứ hai, qua việc ăn dặm, người Nhật có thể giáo dục con về việc ăn uống. Trẻ sẻ biết cách nhai và có ý thức trong ăn uống, biết cách hỏi , từ chối hay khẳng định ý kiến bản thân. Nếu các mẹ muốn trẻ đạt được điều này, họ phải trải qua một thời kỳ không dễ dàng.

Một số trẻ biết cách nhai, chúng không ngậm thức ăn trong miệng và chúng ngồi một chỗ trong cả bữa. Tuy nhiên, chúng phản ứng quyết liệt khi cha mẹ không cho ăn nữa hoặc nếu đó là món không đúng khẩu vị. Vì thế, cha mẹ rất vất vả khi cho con ăn.

Nhiều bà mẹ thấy con hơi nhỏ, họ cho trẻ ăn dặm, hy vọng bé ăn nhiều hơn và sẽ tăng cân. Tại sao cần ăn dặm? Đó là vì cơ thể cần được cung cấp thêm các dưỡng chất theo độ tuổi. Một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên mà qua đó giúp trẻ thực hành thói quen ăn uống trong tương lai.

Thực tế, cơ thể cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua ăn dặm từ giai đoạn 9 tháng tuổi. Do đó, ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ tháng thứ 5,6,7,8 nhằm mục đích giúp bé làm quen với thức ăn, thực phẩm thô và hình thành thói quen. Khi trẻ có thói quen ăn uống tốt, một số sẽ ăn nhiều, một số sẽ ăn ít và chúng sẽ thích hay không thích những món nhất định.

3. Ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là bạn phải dùng nguyên liệu Nhật

Thay vì dùng xương để nấu canh, người Nhật dùng dashi chứa nhiều can-xi. Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho phép bé ăn thô vào những thời điểm nhất định. Bạn hoàn toàn có thể dùng các loại nguyên liệu phù hợp với nơi mình sinh sống.

4. Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ sẽ để bé ăn từng món riêng biệt?

Điều này hoàn toàn không đúng. Nó chỉ đúng khi bạn tập cho bé ăn dặm lần đầu. Khi đó, bạn cần nhận dạng khẩu vị của con. Vì thế, thay vì nấu nhiều thực phẩm với nhau, mùi vị sẽ không rõ ràng, bạn nên để con ăn từng món riêng. Canh là canh, rau là rau. Trẻ nên thử tất cả các hương vị từ không vị, có mùi cho đến hơi chua.

Bạn nên cho bé làm quen với các loại hương vị riêng biệt.

Khi trẻ đã quen với các loại thực phẩm, mẹ có thể nấu món kết hợp. Tuy nhiên, nếu nếu mẹ muốn trẻ ăn không vị, tất cả các loại đồ ăn (kể cả hoa quả…) cũng là loại không vị. Nếu món ăn dặm là không vị, nhưng hoa quả tráng miệng lại ngọt thì sẽ phản tác dụng. Trong lần đầu tiên khi cho con ăn không vị, bạn nên làm giảm nhẹ các món có mùi vị đậm. Ví dụ, bạn có thể trộn hoa quả với sữa chua để giảm vị ngọt quả quả.

Các bà mẹ Nhật cảm thấy việc nấu ăn cho con khá đơn giản, chỉ là sự kết hợp của rau củ, có thể ăn riêng hoặc chế biến lẫn. Để giúp trẻ thích ăn cơm, họ thường bắt đầu từ cháo trắng.

Để giúp trẻ ăn cơm họ bắt đầu bằng việc ăn cháo trắng.

5. Tôn trọng con

Bạn nên coi bé như những thành viên khác trong gia đình. Không phải chỉ ăn no là đủ mà cũng cần chú ý đến cảm nhận của trẻ. Mỗi bé có tính cách khác nhau, và sẽ thay đổi tùy từng thời kỳ. Mẹ cần nắm bắt được điều này và điều chỉnh cho phù hợp.

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bạn có thể cho con ăn thô, nhưng sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn và quyết tâm. Bạn không nên bị phân tâm bởi những câu chuyện như bé A, bé B ăn như này, như kia. Chúng ta sẽ phải thử và điều chỉnh thường xuyên mức độ thô của đồ ăn phù hợp với con và không nên nóng vội. Các mẹ nên chuẩn bị tâm lý rằng đây sẽ là khoảng thời gian vất vả, tuy nhiên dần dần trẻ sẽ học được những gì bạn dạy. Đừng để mình căng thẳng mà làm ảnh hưởng đến con. Bạn cần vui vẻ thoái mái để giúp con vượt qua giai đoạn này.

Bạn cần có sự kiên nhẫn và quyết tâm khi cho con ăn dặm.

Một yếu tố khác của việc tôn trọng con là cách cho ăn. Không khí, khung cảnh và màu sắc là những nhân tố ảnh hưởng tới việc ăn uống của con. Mỗi mẹ sẽ có cách riêng vì nó phụ thuộc vào đặc điểm từng trẻ. Bất cứ ai cũng có thể trở thành nghệ sỹ và khiến trẻ vui vẻ, ăn uống ngon lành.

(Theo Tri thức trẻ)

Cấp cứu đuối nước, cần làm gì?

Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước. Vì vậy, trẻ đuối nước ở ao, hồ, sông suối đang là vấn đề đáng báo động đối với gia đình, nhà trường và xã hội, cần có biện pháp phòng ngừa.

Trẻ đuối nước: chuyện khổ lắm, biết rồi, vẫn phải nhắc lại

Cứ mỗi dịp mùa hè đến, khi học sinh được nghỉ học, tình trạng trẻ em bị đuối nước lại có chiều hướng gia tăng. Nhiều vụ đuối nước do trẻ tắm ở ao, hồ, sông, suối không có sự giám sát của người lớn đã xảy ra một cách thương tâm. Vụ đuối nước vừa xảy ra trên địa bàn Hà Nội khiến 2 học sinh thiệt mạng là một ví dụ điển hình, rồi đến 8 em học sinh ở Nam Định bị đuối nước. Người dân khi nghe tiếng kêu cứu đã cứu được 7 em, còn 1 em mất tích mới tìm thấy xác... Ở nước ta, theo thống kê thì tỷ lệ đuối nước chiếm khá cao trong các loại thương tích ở trẻ, đặc biệt đuối nước xảy ra vào những tháng các cháu nghỉ hè do ít được quan tâm của gia đình hoặc nhà trường. Trẻ chết đuối xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ đâu chỉ cần lơ là là mọi chuyện có thể xảy ra một cách đáng tiếc. Trẻ đuối nước có liên quan đến gia đình, nhà trường và xã hội cũng như đặc điểm thời tiết khí hậu, địa lý của nước ta. Đặc biệt, vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta do kênh rạch chằng chịt, mùa nước nổi, mùa mưa lũ là nguyên nhân gây hiện tượng đuối nước gia tăng, đặc biệt là trẻ em. Ngoài ra, những gia đình có điều kiện thì vào dịp hè thường cho con em mình đi tắm biển nhưng nếu thiếu sự kèm cặp của gia đình thì tai nạn đuối nước cũng luôn rình rập. Ở những vùng miền núi thường có các suối sâu, thậm chí vực thẳm là những nơi thu hút trẻ đến tắm, rửa, đùa nghịch nên cũng hay xảy ra đuối nước. Vùng nông thôn, thành thị, đặc biệt là các địa phương đang đô thị hóa có nhiều ao, hồ mới xuất hiện kích thích sự tò mò trẻ đến tắm, bơi. Một nguyên nhân cũng thường gặp ở nước ta là một số gia đình vì phải lo mưu sinh hoặc đông con không kiểm soát được để trẻ tự do bơi lội dẫn đến đuối nước một cách bất ngờ.

Cấp cứu đuối nước, cần làm gì? 1Hà hơi thổi ngạt cấp cứu trẻ bị đuối nước.
Cần phải làm gì?

Bất kỳ ai nếu thấy có người bị đuối nước cần kêu gọi mọi người cùng giúp sức để nhanh chóng đưa người đuối nước lên bờ càng nhanh càng tốt. Nếu người không biết bơi mà nước sâu thì cần phải hết sức cẩn thận, nếu vội vàng nhảy xuống để cứu người bị đuối nước, đôi khi ngay cả bản thân mình cũng không thoát ra được. Trong trường hợp này nếu có một chiếc sào, gậy hoặc sợi dây dài quẳng ra vị trí người đuối nước đang chơi vơi để họ bám vào rồi kéo thật nhanh đưa lên bờ. Nếu người biết bơi thì nhanh chóng xuống nước để kéo người bị hại lên bờ (nắm tóc, áo, quần, tay, chân ...).

Khi đã lên khỏi mặt nước thì cần tát vào má nạn nhân vài tát để gây phản xạ hồi tỉnh. Ngay sau đó cần nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ hay lên thuyền, đặt nạn nhân đầu nghiêng sang một bên cho nước trong miệng, họng, phổi chảy ra. Tại đây cần cởi quần áo ướt của nạn nhân rồi hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt càng nhanh càng tốt (nếu có người khác hỗ trợ thì càng thuận lợi). Nên nhớ rằng cấp cứu ban đầu là hết sức quan trọng, chạy đua với tử thần. Tiến hành bằng cách dùng hai ngón tay (ngón cái và ngón trỏ) bịt mũi nạn nhân và hà hơi trực tiếp vào miệng, đồng thời dùng gạc, khăn móc hết đờm, dãi trong mồm để khai thông đường thở.

 Nếu sờ tay vào động mạch cổ thấy không đập thì phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực bằng cách dùng hai tay chồng lên nhau rồi đặt lên lồng ngực ép lồng ngực. Nếu chỉ có một người làm cấp cứu thì cứ 2- 3 lần hà hơi thì ép lồng ngực 10 - 15 nhịp. Trong trường hợp có 2 người cùng cấp cứu thì một người hà hơi, người kia xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Phải kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được, mạch đập trở lại. Khi thấy nạn nhân đã tỉnh, thở được, mạch đập trở lại thì kê cao vùng vai bệnh nhân để đề phòng ngạt trở lại do đờm, dãi, chất nôn gây ra. Chỉ được ngừng hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi đã sau hai giờ mà không thấy hy vọng gì. Ngược lại, khi hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực có kết quả thì khẩn trương gọi xe cấp cứu ngay để cùng hỗ trợ và chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời khi nạn nhân tỉnh lại.

Biện  pháp phòng đuối nước

Trong kỳ nghỉ hè nếu không có sự giám sát của gia đình thì nguy cơ đuối nước luôn rình rập các em. Trong thời gian này, việc giáo dục trẻ và ngăn chặn không để trẻ tắm sông, suối, ao, hồ gây đuối nước càng trở nên cấp bách. Cần tuyên truyền rộng khắp cho toàn dân những vùng có nguy cơ cao đuối nước để tuân thủ các nguyên tắc phòng đuối nước như cấm trẻ chơi đùa, tắm ở vùng ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch mà không có người lớn kèm cặp.

ThS.  BS. Mai Hương


Khen ngợi và khích lệ sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ

Cuộc nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trường đại học Chicago và Standford (Mỹ) thực hiện đã phát hiện ra rằng việc khen ngợi và khích lệ sẽ giúp trẻ sẵn sàng đối mặt với thách thức, nhận biết khó khăn và tự giải quyết được vấn đề sau này.
Khen ngợi và khích lệ sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ 1 Ảnh minh họa ( nguồn: internet )

Các nhà khoa học cho biết, cách khen ngợi và khích lệ trẻ thông qua câu tán dương của người thân chẳng hạn như: con là một đứa trẻ ngoan, con đã làm việc hết mình, con đã làm một việc tốt, con là đứa trẻ thông minh, con rất tốt bụng… rất có ích cho sự phát triển thái độ trẻ sau này.

Elizabeth Gunderson - Giáo sư tâm lý học tại Trường đại học Temple (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Tán dương những nỗ lực, hành động và việc làm của trẻ sẽ mang lại nhiều ích lợi về lâu dài cho trẻ”.

Minh Trang(Theo Time)

Bất cẩn của người lớn gây tử vong cho trẻ nhỏ

Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ tử vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.  

Trong số đó có thể kể, bé gái 14 tháng tuổi ở tại Q.4, TP.HCM, bị tử vong đuối nước do ngã cắm đầu vào xô nước trong nhà vệ sinh khi bé đi vệ sinh ở trong đó một mình. Người mẹ bận nấu ăn cho gia đình ở bếp nên không để ý đến việc trông nom bé. Khi người mẹ phát hiện bé bị đuối nước, đưa ngay đi bệnh viện cấp cứu nhưng không đáp ứng hồi phục và tử vong.

Tiếp theo đó, một bé gái 4 tuổi được bà nội đưa đến thăm nhà một người thân ở tòa nhà số 9B khu đô thị bán đảo Linh Đàm, Hà Nội. Khi bé ngủ, bà nội bỏ đi ra ngoài; khi về lại phòng không thấy nên đi tìm và phát hiện bé bị tử vong tại chỗ do chấn thương vì rơi ngã từ tầng 11 xuống ô văng tầng 2 ở sau nhà.

Trẻ nhỏ với thương tích không chủ định 

Trẻ nhỏ thường bị những thương tích không chủ định hoặc không chủ ý trong sinh hoạt hàng ngày và những thương tích này được xem là những tai nạn. Theo thống kê, tỉ lệ trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bị thương tích, tử vong phần lớn do tai nạn thương tích không chủ định chiếm tới 90%; trong đó tai nạn giao thông và đuối nước đã chiếm đến 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Thương tích không chủ định gây nên thường là hậu quả của các loại tai nạn như: tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng, ngã... Thương tích cũng có thể do tai nạn nghẹn hóc, ngộ độc, bom mìn và các vật liệu nổ; do côn trùng đốt và súc vật cắn... gây ra. Hầu hết các thương tích không chủ ý đều có thể phòng tránh được. Tuy vậy trên thực tế nhiều trường hợp thương tích không chủ ý hay có chủ ý không thể khẳng định được mức tuyệt đối như một trẻ nhỏ ngã từ trên thang gác xuống sẽ có trường hợp không xác định được sự khác biệt rõ ràng giữa tình huống trẻ bị ngã và bị xô đẩy nên ngã xuống hoặc trong những trường hợp khác như tình trạng bị xâm hại và bị bỏ rơi cũng rất khó phân biệt rạch ròi.

Bất cẩn của người lớn gây tử vong cho trẻ nhỏ 1Ban công là mối nguy hiểm với trẻ nhỏ
Các trường hợp tai nạn thương tích không chủ định của trẻ nhỏ xảy ra trong thực tiễn thời gian qua có nguyên nhân cần phải báo động là sự bất cẩn, thiếu trách nhiệm của người lớn trong khi trông nom, giám sát sinh hoạt của trẻ. Một chút chủ quan, lơ là, sơ sẩy, không quan tâm để mắt đến của người lớn khi trông giữ trẻ là trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ bị tai nạn thương tích ngay và có thể bị tử vong.  

Chiến lược 3E  

Kinh nghiệm cho thấy ở các nước trên thế giới, việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em được áp dụng tổng hợp chiến lược 3E sẽ mang lại hiệu quả tốt. Chiến lược 3E được viết tắt theo tiếng Anh: Education có nghĩa là giáo dục, tuyên truyền nhằm thay đổi hành vi; Environment modification: thay dổi môi trường sống; Enforcement: thi hành, củng cố pháp luật liên quan đến an toàn và phòng chống tai nạn thương tích.

Giáo dục, tuyên truyền nhằm thay đổi hành vi trong phòng chống tai nạn thương tích trẻ em là hoạt động cung cấp các thông tin cần thiết cho đối tượng cần tiếp thu như cha mẹ, giáo viên nhà trẻ - mẫu giáo, người chăm sóc trẻ, kể cả trẻ em... về hậu quả của tai nạn thương tích, các yếu tố nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích, lợi ích của việc thực hiện các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích; các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích có hiệu quả và thực tế; các cách sơ cấp cứu, xử trí khi tai nạn thương tích xảy ra. Hình thức giáo dục phải đa dạng và phù hợp với từng đối tượng được truyền thông giáo dục.

Thay đổi môi trường sống để nhằm loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích có tác dụng như phòng chống bị động, do đó đây là một trong những cách tiếp cận hiệu quả nhất trong phòng chống tai nạn thương tích. Nội dung thay đổi môi trường sống trong phòng chống tai nạn thương tích là rào chung quanh các ao để ngăn không cho trẻ nhỏ bị ngã xuống ao, làm biển báo nguy hiểm ở các sông hồ cảnh báo nguy cơ đuối nước; làm đường ngang dành cho người đi bộ, lắp hệ thống đèn giao thông các dải phân cách... Thực tế có 3 mô hình phổ biến giúp cho việc thay đổi môi trường sống an toàn hơn đối với trẻ nhỏ thường được áp dụng là ngôi nhà an toàn, trường học an toàn và cộng đồng an toàn.

Thi hành, củng cố pháp luật liên quan đến an toàn và phòng chống tai nạn thương tích là những hoạt động phát triển và thực thi các quy phạm pháp luật có liên quan ví dụ như: luật an toàn giao thông đượng bộ quy định các giới hạn tốc độ, quy định về đội mũ bảo hiểm, các quy định xử lý hành chính khi vi phạm luật; luật an toàn giao thông đường thủy quy định về đăng kiểm phương tiện, mặc áo phao... Ngoài những quy định mang tính pháp quy này, việc thực hiện các quy định riêng của một cộng đồng như xem công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em là một tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng làng văn hóa, gia đình văn hóa... cũng có tác dụng trong phòng chống tai nạn thương tích.

Chiến lược 3E nói trên là chiến lược chung, căn cứ vào chiến lược này để triển khai các biện pháp cụ thể về phòng chống các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ nhỏ như tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, bỏng, ngộ độc, động vật cắn, ngạt thở và tắt đường thở; tai nạn do vật sắc nhọn, các trò chơi nguy hiểm... Những thương tích này thuộc loại tai nạn không chủ định đối với trẻ nhỏ nên có thể xảy ra bất cứ ở đâu, bất kỳ lúc nào nếu người lớn chủ quan, bất cẩn, lơ là, thiếu trách nhiệm trong việc trông giữ trẻ.

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

8 tuyệt chiêu dụ dỗ trẻ làm việc nhà

Một căn nhà sạch sẽ, gọn gàng, tươm tất là tiêu chẩn quan trọng với hầu hết các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, những thiên thần nhỏ của gia đình lại muốn căn phòng đầy ắp đồ chơi như một vương quốc nhỏ của riêng mình. Từ đây, các vấn đề bắt đầu nảy sinh. Cha mẹ la mắng trẻ vì vứt đồ chơi bừa bãi, buộc chúng sắp xếp lại ngăn nắp. Những đứa trẻ khóc la, sau đó, chúng sắp xếp đồ chơi gọn gàng hơn một chút. Nhưng sau khoảng một tuần, căn phòng lại trở nên bừa bộn. Trẻ chỉ dọn dẹp phòng miễn cưỡng khi có cha mẹ phía sau lưng.

Dưới đây là 8 cách giúp bạn tập cho trẻ làm việc nhà ngay từ khi còn bé.

1. Phân công việc cụ thể và phù hợp với độ tuổi của trẻ

Trẻ em thường làm tốt một công việc được giao cụ thể ví dụ như : "Con hãy đặt tất cả các khối lego vào trong hộp" thay vì "Hãy dọn dẹp phòng của con".

Khi những đứa trẻ lớn hơn, bạn có thể giao các công việc khác cho chúng. Tuy nhiên, yêu cầu đưa ra phải phù hợp với độ tuổi. Trẻ nhỏ có thể làm những việc như: sắp xếp sách ngay ngắn trên kệ, với trẻ lớn hơn bạn có thể yêu cầu chúng phơi quần áo hoặc dọn chất thải của thú cưng.

Đừng quên dành những lời khen ngợi và phần thưởng xứng đáng khi bé hoàn thành tốt công việc.2. Dành những lời khen tặng cho trẻ

Trẻ nhỏ rất thích được xem là người tài giỏi, hữu ích. Vì thế, khi giao việc bạn cần cho biết lý do tại sao nhiệm vụ bạn giao cho trẻ là rất quan trọng và chỉ có trẻ mới có khả năng làm được điều đó.

Nếu bạn có nhiều con, phân công cho mỗi bé làm một công việc thường xuyên và lặp lại để mọi thành viên trong gia đình có thể đếm được thành quả của bé. Đừng quên dành những lời khen ngợi và phần thưởng xứng đáng khi bé hoàn thành tốt công việc.

3. Đặt giới hạn thời gian cho công việc được giao

Đặt một chiếc đồng hồ ở nhà bếp và chuẩn bị cho bé thực hiện một nhiệm vụ thú vị. Ra một thời hạn để hoàn thành công việc và dùng những phần thưởng nhỏ để khuyến kích bé hoàn thành đúng thời hạn.

Gợi ý vui: Mở một bài hát có chủ đề đại loại như: "Sứ mệnh bất khả thi" để trẻ có thêm động lực chạy đua với thời gian!

4. Đừng kỳ vọng vào khả năng làm việc của trẻ

Bạn đừng nên kỳ vọng nhiều vào khả năng làm việc nhà của trẻ. Trẻ chưa thể rửa chén hay phơi quần áo, trải ga giường chuyên nghiệp như người lớn. Vì còn bé, nên trẻ thường mắc phải những sai sót khi làm việc, do đó sự động viên và thời gian sẽ giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng của mình. Đừng yêu cầu trẻ ủi quần áo mà không có nếm nhăn hay rửa chén sạch sẽ trong những lần đầu tiên.

5. Sử dụng âm nhạc

Trẻ em luôn yêu thích âm nhạc. Bạn hãy mở một bài hát mà bé thích sau đó khuyến khích bé lau nhà, quét nhà hay gấp đồ, xếp khăn... Những giai điệu nhạc sẽ giúp trẻ làm việc hăng say và cảm thấy thời gian trôi qua nhanh hơn.

6. Dạy con về giới hạn

Khi mùa lễ hội đến, trẻ thường bị hấp dẫn bởi những món đồ chơi bắt mắt và sẽ mang về đầy những thứ lỉnh khỉnh trên sàn nhà và dưới giường. Vì thế, bạn cần ra một quy định cho bé để giới hạn số lượng đồ chơi có thể có. Ví dụ: chỉ ba hộp đầy đủ đồ chơi.

Khi giới hạn đạt đến, trẻ buộc phải tặng đồ chơi cũ cho người khác hoặc từ bỏ món đồ chơi mới vì thiếu không gian chứa. Quy định này giúp con bạn có thói quen là một người tiêu dùng thông minh ngay từ khi còn nhỏ, giúp bé phải cân nhắc kỹ càng trước khi ra quyết định mua một món đồ chơi mới.

Bạn hãy vờ như mình vừa nhận được sự giúp đỡ tuyệt vời từ một vị chuyên gia thực thụ sau khi trẻ em giúp bạn hoàn thành một số công việc trong nhà.7. Để trẻ làm quản gia thông minh của bạn

Không có niềm vui nào hơn là chơi trò đóng phim cùng trẻ nhỏ. Nếu bạn có con gái hãy cùng con chơi trò "Cinderella". Để trẻ mặc váy xoè giống lọ lem, quấn khăn rằn và cung cấp giẻ cho trẻ lau nhà.

Đối với bé trai lẫn bé gái, việc thay đổi cách ăn mặc cho bé trông giống như những nhà quản gia thông minh hay người giúp việc chuyên nghiệp khiến chúng rất thích thú. Bạn hãy vờ như mình vừa nhận được sự giúp đỡ tuyệt vời từ một vị chuyên gia thực thụ sau khi trẻ em giúp bạn hoàn thành một số công việc trong nhà.

8. Sử dụng những ví dụ, tương tác trực quan để hướng dẫn trẻ

Trẻ em hầu như không thể tiếp thu ngay lần đầu được hướng dẫn. Trẻ học tốt nhất bằng cách hình dung và làm mẫu. Nếu bạn muốn con mình dọn dẹp phòng riêng, cho chúng xem những hình ảnh của một căn phòng đẹp và tươm tất, điều đó sẽ truyền cảm hứng cho trẻ dọn dẹp phòng sạch sẽ hơn.

Yêu cầu trẻ sử dụng khả năng hình dung và sự sáng tạo để suy nghĩ về cách tổ chức dọn dẹp khoa học, tiết kiệm không gian phòng để có một nơi ở gọn gàng khang trang. Bạn có thể gợi ý cho trẻ những ý tưởng và giải pháp nhưng không nên tham gia trực tiếp vào công việc của trẻ.

(Theo Tri thức trẻ)

Rèn luyện… trí não cho trẻ

Muốn trẻ phát triển tốt và thông minh là ước mơ chính đáng của tất cả các bậc phụ huynh nhưng không phải ai cũng có điều kiện và đủ hiểu biết để có những tác động kịp thời.

Khám phá thế giới não diệu kỳ

Trong khuôn viên khổng lồ 2.300m2 tại Khu triển lãm quốc tế Tân Bình, TP.HCM, công ty Mead Johnson Nutrition vừa tổ chức một sự kiện giáo dục - giải trí về trí não dành cho bà mẹ và trẻ em lớn nhất Việt Nam - Enfa A+ Brain Expo, đưa các bậc phụ huynh và các bé trải nghiệm một chuyến hành trình kỳ thú vào thế giới não.

Chị Nguyễn Thu Hằng, 31 tuổi, ngụ tại Chung cư Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP.HCM cùng 2 bé con song sinh 3 tuổi liên tục “ồ, à” thích thú khi khám phá ra quá nhiều điều mới mẻ. Chị chia sẻ, thông qua khu vực trưng bày về cấu trúc phức tạp và tinh vi của bộ não, người xem sẽ đúc kết được rằng, từ vĩ nhân đến em bé mới chào đời đều sở hữu số lượng tế bào thần kinh là 100 tỷ như nhau khi được sinh ra. Mọi đứa trẻ đều có tiềm năng phát triển trí tuệ như nhau và trẻ sẽ phát huy hết tiềm năng trí não nếu phụ huynh biết tác động một cách khoa học và đúng thời điểm. Giai đoạn từ 0-2 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh nhất của não trẻ, trẻ sẽ đạt 80% trọng lượng não người lớn vào năm 2 tuổi. Vì vậy, 2 năm đầu đời là khoảng thời gian rất quan trọng trong việc quyết định trí thông minh về sau của bé.

Rèn luyện… trí não cho trẻ 1Ảnh minh họa

Trong sự kiện này, thế giới não đã được thể hiện một cách sáng tạo, sinh động nhờ vào ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất như: mô hình 3D khổng lồ, kỹ thuật phát hình 3 chiều, công nghệ thực tại ảo AR, màn hình chiếu phim 240 độ… Đặc biệt, với đường hầm bí mật du hành vào thế giới não, các kết nối và vận hành của trí não đã được vẽ nên nhờ hiệu ứng ánh sáng mô phỏng sự kết nối của các tế bào thần kinh. Mô hình này cho phụ huynh thấy được vai trò quan trọng của DHA - dưỡng chất giúp tăng trưởng và thúc đẩy sự kết nối của các tế bào thần kinh. DHA chiếm 15% axit béo ở vỏ não trán - cơ quan điều hành quá trình tư duy với các bước: Tập trung - Ghi nhớ - Xử lý tình huống.

Qua hơn 30 nghiên cứu lâm sàng chuyên sâu về DHA và sự phát triển trí não, Mead Johnson Nutrition cũng đã vén màn bí mật của trí thông minh, cho thấy sự khác biệt về trí tuệ của trẻ là nhờ mức độ kết nối của các tế bào thần kinh. Các nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi 40 chuyên gia từ các viện nghiên cứu và trường đại học trên thế giới đã khẳng định DHA chính là dưỡng chất quan trọng cho quá trình này.

Và ứng dụng vào việc nuôi dạy trẻ hàng ngày

Các chuyên gia cho biết, dinh dưỡng, đặc biệt là dưỡng chất DHA trong giai đoạn đầu đời đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển nhận thức và trí não của trẻ. Dinh dưỡng đúng cách sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ và phát huy hết tiềm năng học hỏi của trẻ. Hàm lượng DHA đúng theo khuyến nghị của các tổ chức uy tín thế giới như: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Lương Nông Thế giới (FAO) mà phụ huynh cần chú ý cho con là: 17mg DHA/100 kcal và 34mg ARA/kcal (cho trẻ dưới 1 tuổi) và từ 75mg DHA/ngày (cho trẻ trên 1 tuổi, tùy theo cân nặng).

Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng thông minh, vui chơi thông minh cũng là một cách để rèn luyện trí não cho bé.

Theo đó, tập trung là bước “khởi động” quan trọng để phát huy sức mạnh trí não. Tập trung sẽ giúp trẻ phát triển quá trình học hỏi một cách hiệu quả nhất. Các trò chơi, hoạt động tương tác giữa cha mẹ và bé giúp bé tập trung hơn là: Tìm điểm khác nhau, Xếp hình…

Ghi nhớ là bước “tăng tốc” trong quá trình học hỏi. Não trẻ sẽ lưu trữ thông tin các sự việc xung quanh khi nhìn và nghe thấy. Khi cần, não sẽ tự động “truy xuất” những thông tin cần thiết, hỗ trợ cho quá trình xử lý tình huống. Cha mẹ và người giữ trẻ nên khởi nguồn nhiều trò chơi giúp bé ghi nhớ tốt hơn.

Xử lý tình huống là bước “về đích”, thể hiện sự nhanh nhạy, thông minh của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh không nên sốt ruột, bắt trẻ theo ý kiến của người lớn hoặc phủ nhận ý kiến của trẻ mà nên hỏi suy nghĩ của trẻ, từ đó gợi ý trẻ cách xử lý tốt hơn.

HẢI ĐĂNG (ghi)

Bí quyết nuôi con khỏe

Những đứa trẻ khoẻ mạnh thông minh là hạnh phúc của mỗi gia đình. Để có được điều đó là cả một quá trình mà mỗi người phụ nữ, mỗi cặp vợ chồng cần phải trang bị những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng. Muốn con trẻ và mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, người phụ nữ cần có kiến thức về dinh dưỡng để con mình không bị mắc các bệnh có nguyên nhân do dinh dưỡng.

Trước khi có thai người mẹ cần có sức khoẻ tốt, bổ sung đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết, chuẩn bị tinh thần và điều kiện vật chất của gia đình. Với quan niệm trước kia “đẻ con so làm cho láng giềng” và “ăn nhiều, thai to khó đẻ ” là hoàn toàn sai lầm, mà ngược lại khi có thai người mẹ cần ăn uống nhiều hơn bình thường với nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm (nhóm glucid, protid, lipid, vitamin và khoáng chất) vừa cho mẹ và cho con.

Chỉ cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Trong thời gian có thai, người mẹ cần tăng từ 10 - 12kg, để sinh con có trọng lượng khoảng 3kg. Khi có thai nên làm việc vừa phải, hoạt động nhẹ nhàng, không làm việc nặng. Nghỉ ngơi là việc cần thiết cho bà mẹ và thai nhi, tuy nhiên không nên nghỉ ngơi hoàn toàn vì sẽ khó đẻ. Tập thể dục như đi bộ giúp người mẹ sảng khoái, tuần hoàn lưu thông, giúp người mẹ ăn ngủ tốt. Trong khi có thai, khám thai ít nhất 3 lần: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối và tiêm phòng 2 mũi uốn ván.

Khi sinh con một số bà mẹ chờ sữa xuống mới cho con bú, vắt sữa đầu bỏ đi, cho con uống nước cam thảo hoặc một số loại nước khác,… là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, khi sinh con cần cho trẻ bú sớm trong vòng 30 phút đầu tiên. Bú sớm có tác dụng làm cho sữa xuống nhanh, co hồi tử cung, giảm mất máu cho mẹ và bú được sữa non rất tốt cho bé vì sữa non có gía trị dinh dưỡng cao và các kháng thể chống lại bệnh tật. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến 18-24 tháng tuổi.

Khi tròn 6 tháng cần cho trẻ ăn bổ sung những loại thức ăn ngoài sữa mẹ. Không cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn, cho trẻ ăn thiếu về số lượng và chất lượng, thiếu vệ sinh dẫn đến suy dinh dưỡng và bệnh tật. Thời kỳ bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa suy dinh dưỡng nhất đối với trẻ. Ăn bổ sung là quá trình trẻ từ từ làm quen với thức ăn của gia đình và ngày càng bú mẹ ít hơn, quá trình bé chuyển dần từ thức ăn tinh (sữa ) sang thức ăn thô ( 4 nhóm thực phẩm). Thời kỳ này trẻ dễ bị mắc bệnh do nhiễm khuẩn vì 6 tháng đầu, kháng thể từ mẹ truyền sang trong thời kỳ bào thai, từ tháng thứ 6 yếu tố này hoàn toàn do tự cơ thể trẻ. Vì vậy bất kỳ một thức ăn bổ sung nào cho trẻ cũng phải được bảo quản và chế biến vệ sinh sạch sẽ.

Một trẻ khoẻ mạnh, phát triển bình thường khi ăn uống đủ nhu cầu sẽ tăng cân hằng tháng. Việc theo dõi cân trẻ hằng tháng và chấm trên biểu đồ là biện pháp nhanh nhất để phát hiện sớm trẻ có suy dinh dưỡng hay không, nếu 2 tháng liền không tăng cân, bà mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và tư vấn dinh dưỡng. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3000g (3kg): 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh, tăng cân từ 1.000-1.200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500-600g/tháng; 6 tháng tiếp theo chỉ tăng từ 300-400g/tháng, khi 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg), từ 2-10 tuổi trẻ tăng trung bình 2-3 kg/năm.

Cân nặng trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau:

X = 9 kg + 2 kg x (N-1) (N là số tuổi của trẻ).

Trẻ được chăm sóc và ăn uống đầy đủ, khi bị bệnh cần phải được điều trị kịp thời và triệt để. Nếu không điều trị tốt trẻ dễ bị tái phát và dễ bị đe dọa suy dinh dưỡng. Việc cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cũng là biện pháp tốt để phòng các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ.

BS.Nguyễn Văn Tiến

Vui chơi giúp trẻ thêm hiểu biết

Bạn có biết, với trẻ em vui chơi chính là cách bắt đầu “mở khóa” các kỹ năng xã hội mà con trẻ sẽ sử dụng trong suốt cuộc đời?

Các dạng trò chơi khác nhau sẽ xây dựng những kỹ năng học hỏi khác nhau cho trẻ.

- Sáng tạo: Khi bạn động viên con trẻ chơi đùa, chính sự rèn luyện trí tưởng tượng và những trải nghiệm có thể giúp trẻ biết cách biểu đạt cảm xúc.

- Trò chơi đóng vai: Đôi khi việc thay trang phục cho trẻ cũng là cơ hội để trẻ diễn một vai nào đó mà không thấy xấu hổ, ngượng ngùng nếu bạn biết động viên con khéo léo (ví dụ khi con mặc áo có hình con mèo, bạn có thể nói: “Chú mèo này xinh quá, con thử giả điệu bộ chú mèo cho mẹ xem nào!”).

- Trò chơi “hỗn độn”: Trò chơi với màu nước hay thậm chí là nghịch nước trong các hố cát cũng có thể giúp bé giải tỏa cảm xúc hiệu quả nhưng phải chắc chắn rằng bé đủ lớn để chơi trò này một cách an toàn. Và đương nhiên hãy để trẻ vui chơi trong khu vực bạn có thể dễ dàng quan sát, nhắc nhở hay hướng dẫn khi cần thiết.

- Chơi phối hợp: Những trò chơi phối hợp như mô hình nhà, cầu trượt (trong phòng chơi hay sân vườn) để bé leo trèo có thể giúp bé phát triển khả năng vận động, biết giữ thăng bằng cho cơ thể…

- Chơi theo nhóm: Đây là một giải pháp tốt để bé dần học cách hòa đồng với mọi người, cách chơi luân phiên nhau theo quy tắc nào đó… Tuy nhiên nó là bài học khó cho trẻ ở độ tuổi trước khi tới trường, bạn cần xây dựng những trò chơi cuốn hút và từng bước hướng dẫn trẻ cách chơi, cách đối xử với bạn bè.

Vui chơi giúp trẻ thêm hiểu biết 1

Thời gian chơi hay chính là thời gian học hỏi?

Khi người lớn chơi đùa cùng nhau hay chơi với con trẻ, trẻ đều quan sát những gì họ làm. Vì vậy phụ huynh cần sử dụng hành vi của mình như là hình mẫu để hướng dẫn trẻ. Những gì bạn làm quan trọng hơn nhiều so với điều bạn nói, bởi thế hãy nhấn mạnh việc thực hành lời gợi ý trước quan sát của trẻ. Song bạn cũng đừng quên khuyến khích trẻ đặt những câu hỏi và tự mình khám phá các cách thức khác nhau để chơi một trò nào đó. Chỉ cần dành một buổi chiều vui chơi cùng bé, bé có thể học hỏi rất nhiều kĩ năng bổ ích cho mình.

Sự sáng tạo của trẻ sẽ phát triển tốt nhất khi cha mẹ dành cho trẻ sự tự do nhất định. Thậm chí trẻ có thể “bẻ cong” một số quy tắc phổ biến khi chúng chơi đùa. Hãy để điều đó là niềm vui riêng của trẻ nếu nó không gây ảnh hưởng xấu. Bạn có thể có mặt, cùng tham gia chơi nếu được con mời hay hỗ trợ trẻ nếu thấy cần thiết.

Đồ chơi có thể là thứ kích thích niềm đam mê sáng tạo của trẻ. Nó không nhất thiết phải sang trọng, đắt tiền. Điều quan trọng là bạn phải khôn khéo khi lựa chọn đồ chơi cho con như các đồ chơi hình khối, đồ chơi di động, các loại đồ chơi âm nhạc, sách truyện…

Máy tính, ti vi hay đầu DVD cũng tác động đến sự phát triển của trẻ, tuy nhiên bạn cần lựa chọn chương trình bổ ích như phim hoạt hình, trò chơi đơn giản… và kiểm soát lượng thời gian tiếp xúc với màn hình, máy tính phù hợp với từng độ tuổi, tránh ảnh hưởng đến thị lực trẻ em hay khiến trẻ nghiện game hoặc máy tính từ nhỏ.

Tác dụng của việc đọc sách với trẻ em

Sách với các hình ảnh tươi tắn, phong phú qua giọng đọc truyền cảm của bạn cũng là món “đồ chơi” hoàn hảo để bé phát triển lành mạnh. Cuốn sách mở ra một thế giới tuyệt vời, nó giúp bé cải thiện giọng nói, trí tưởng tượng và nhiều điều khác thông qua sự giải thích đi kèm với câu chuyện của phụ huynh.

Để tận dụng tối đa tác dụng của sách truyện hãy dạy con đếm các hình ảnh trong tranh, nhận biết màu sắc và thử nói chuyện, cho bé dự đoán về những điều diễn ra trong hình ảnh trước khi bạn đọc nội dung.

Nếu trẻ ở độ tuổi nhận thức tốt hơn bạn có thể gợi mở cho trẻ giải thích sự liên quan giữa những hình ảnh (ví dụ: “Tại sao cậu bé này lại nhìn lên mặt trăng?”) hay thêu dệt những câu chuyện mới từ một chi tiết nào đó trong câu chuyện có sẵn.

Trẻ mẫu giáo đang phát triển trí tưởng tượng và óc hài hước nên chúng dễ yêu những câu chuyện có phần hoang đường, ly kỳ ngay cả khi trẻ không chắc chắn những gì mình nghe hay tưởng tượng có thật hay không.

Việc đọc sách cho trẻ sẽ dần hình thành niềm yêu thích với sách, đây là yếu tố cần thiết cho quá trình học tập suốt đời của mỗi con người.

Theo Dan trí

Giúp em gái né cám dỗ

Đa phần giới trẻ đều cho rằng đã có tình yêu là phải đi liền với tình dục. Nhiều bạn gái chưa yêu hoặc không muốn yêu dâng hiến còn bị chê l...